Thứ sáu, 29/4/2016 | 08:53 GMT+7
|
Thứ sáu, 29/4/2016 | 08:53 GMT+7
Bức tượng Phật Di Lặc ngũ quỷ chạm từ sapphire nguyên khối, nặng 33 kg, trị giá 300.000 USD; tác phẩm bầu bí bằng đá aquamarine trị giá 250.000 USD... đang được trưng bày tại Festival Huế 2016.
Triển lãm điêu khắc từ đá quý, với hàng chục tác phẩm độc đáo, đang được trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế trong khuôn khổ Festival Huế 2016, khai mạc vào tối 29/4. Chủ sở hữu những tác phẩm này thuộc một công ty cổ phần. Các tác phẩm được triển lãm có niêm yết giá, để có thể bán cho du khách có nhu cầu.
Thu hút đông người xem nhất là bức tượng Phật Di Lặc ngũ quỷ, được chế tác từ đá black sapphire nguyên khối, nặng 33 kg, đang được ra giá 300.000 USD (gần 7 tỷ đồng). Để làm được bức tượng này, hai nghệ nhân đã phải dùng loại máy chuyên dụng của Mỹ, vòng quay 35.000 vòng/phút, mũi đính kim cương để đủ độ cứng khoan cắt sapphire, làm liên tục trong gần một năm.
Nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá quý tại triển lãm thể hiện sự tài hoa của nghệ nhân.
Từ một khối đá sapphire thô, qua bàn tay tùy tác đã tạo ra tác phẩm "quần ngư vọng nguyệt" trị giá 40.000 USD.
Tác phẩm điêu khắc hình sọ người được làm từ đá ruby nguyên khối nặng 2 kg. Ý nghĩa của bức tượng muốn nói lên sự vĩnh cửu. Khi ở đời, con người có thể làm vua, làm tướng nhưng khi chết đi cũng chỉ còn lại chiếc sọ người. Qua thời gian, sọ người cũng sẽ hư nát, nhưng khi làm bằng đá thì trở lên vĩnh cửu.
Tác phẩm bầu bí, với việc tạo hình bầu bí quấn lấy nhau, phía trên có một chú mèo đang leo trèo, làm bằng đá aquamarine, đang được ra giá 250.000 USD và là tác phẩm có giá cao thứ nhì tại triển lãm.
Tác phẩm "Văn hóa Huế" làm từ đá tourmaline, với hơn 10 biểu tượng của cố đô như cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn... được chạm khắc đan xen, đang ra giá 50.000 USD.
Từ những khối đá, nghệ nhân đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt.
Theo ông Dương Bá Dũng, chuyên gia về đá quý, tùy thuộc vào hình dáng từng loại đá tự nhiên, nghệ nhân sẽ điêu khắc ra những bức tượng với hình thù riêng.
"Do bản thân đá có giá trị kinh tế lớn, nên không thể đục đẽo chế tác như gỗ mà phải ứng tác dựa vào thế của từng viên đá để làm ra tác phẩm điêu khắc", ông Dũng nói.
"Qua những tác phẩm như thế này, cho thấy sự tài hoa của nghệ nhân Việt Nam không hề thua kém với bất cứ quốc gia nào. Những khối đá thô sơ, khi có tác động từ bàn tay con người, sẽ mang lại giá trị rất lớn", ông Dũng nói thêm.
Những khối thiên thạch nhỏ dù từng là vật để massage, nhưng khi được nghệ nhân chế tác, đã trở thành vật lưu niệm khi được khắc những di tích của cố đô Huế, hay hình trống đồng Đông Sơn. Triển lãm đang thu hút đông đảo du khách đến thưởng lãm.
- (2/3)
- (1/3)
- (3/3)
- (29/2)
- (29/2)
Let's block ads! (Why?)