Quầng mặt trời xuất hiện lúc 10h và kéo dài 30 phút. Nhiều người địa phương đã không bỏ qua cơ hội ghi lại khoảnh khắc rực rỡ này.
"Lần đầu tiên tôi thấy hiện tượng này. Ban đầu tôi còn nghĩa đây là dấu hiệu của ngày tận thế, sau đó nghe nhiều người trong xã nói đó không lạ, là quầng mặt trời, tôi mới hết ngỡ ngàng", anh Sinh, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên nói.
Ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn Lào Cai nhận định, quầng mặt trời là tín hiệu báo hiệu thời tiết ở địa phương ít mưa, trời bắt đầu nắng nóng sau khi hoàn lưu bão Mirinae chấm dứt.
|
Người xem quan sát quầng mặt trời bằng mắt thường mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh: Sinh Anh.
|
Theo một chuyên gia thiên văn, quầng mặt trời xảy khi ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua đám mây ở độ cao cách mặt đất khoảng 6-7 km. Tia sáng mặt trời bị khúc xạ và tán xạ bởi những tinh thể băng li ti cấu tạo nên đám mây và tạo nên một quầng sáng hình tròn, màu sắc như cầu vồng nhưng theo thứ tự ngược lại.
"Nó là biểu hiện thời tiết địa phương tốt, trời không mưa, khô ráo", chuyên gia nói và cho biết người dân có thể quan sát bằng mắt thường.
Năm 2011, người dân thành phố Lào Cai chứng kiến hiện tượng tương tự, lúc đó nhiều người cho là điềm báo sắp có lụt lớn, nhưng các chuyên gia khí tượng phủ nhận.
Trong tháng 7, quầng mặt trời từng xuất hiện ở Điện Biên. Ở Việt Nam hiện tượng này từng ghi nhận ở Đà Lạt, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Let's block ads! (Why?)